Ổn áp ở Việt nam rất thông dụng nhưng không phải ai cũng biết cách nắp đặt và sử dụng hiệu quả. Một số chú ý khi chọn mua, lắp đặt và sử dụng ổn áp nói chung và ổn áp Sumoel, Taro nói riêng ta nên biết:
1. CÁCH CHỌN MÁY ỔN ÁP
– Chọn công suất và dải điện áp phù hợp với phụ tải và nguồn điện tại nơi sử dụng.
– Công suất định mức được ghi trên máy tính ở mức điện áp vào là 220VAC, do đó công suất của thiết bị phụ tải qua ổn áp phải nhỏ hơn công suất định mức. Khi điện áp vào càng yếu, tổn hao càng lớn, công suất càng giảm. Khi đó cần theo dõi và điều chỉnh giảm bớt thiết bị phụ tải cho phù hợp. Tránh quá tải dẫn đến cháy, hỏng…
2. LẮP ĐẶT MÁY
– Chọn dây dẫn phải đủ lớn (trung bình từ 3 – 5A/mm2 tiết diện dây dẫn)
– Đặt máy chắc chắn nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thuận lợi cho quá trình theo dõi trạng thái hoạt động của máy và an toàn cho người sử dụng.
– Cọc đấu nhanh “Điện vào” đấu với điện áp lưới với công suất 3KVA trở lên và dây cắm nguồn với công suất nhỏ hơn 3KVA.
– Cọc đấu nhanh “Điện ra” đấu với thiết bị phụ tải tiêu thụ với công suất từ 3KVA trở lên và ổ cắm với công suất nhỏ hơn 3KVA.
– Cọc tiếp địa đấu nối xuống đất
– Đấu điện áp vào và điện áp ra đúng ký hiệu ghi in trên cọc máy ở hậu máy.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Kiểm tra lại việc lắp đặt là đúng và đã hoàn tất.
– Khi đóng điện phải theo trình tự: đóng điện cho ổn áp trước để máy chạy không tải trong 30 giây, sau đó lần lượt bật từng thiết bị phụ tải. Khi cắt điện thực hiện theo trình tự ngược lại.
– Nếu mất điện thì cắt toàn bộ phụ tải và khi có điện trở lại thực hiện việc đóng và cắt theo trình tự trên.